Cách cha mẹ ứng phó với trẻ bướng bỉnh

Rate this post

Bố mẹ thường hay thể hiện tình yêu thương qua việc đáp ứng mọi nhu cầu của con. Do đó, trẻ thường hay cảm thấy bực bội, khó chịu mỗi khi không được đáp ứng theo những yêu cầu của mình. Chúng thường trở lên rất bướng bỉnh, đôi khi là không chịu nghe lời, làm trái lại với những yêu cầu của người lớn. Điều đó thật sự không tốt chút nào. Cùng chonhangchuan tìm hiểu cách cha mẹ ứng phó với trẻ bướng bỉnh như thế nào nhé.

Cha mẹ làm gì khi trẻ bướng bỉnh
Cha mẹ làm gì khi trẻ bướng bỉnh?

Ngày nay, các cặp vợ chồng chỉ dừng lại ở việc sinh từ 1-2 con. Chính vì thế họ dành tất cả tình yêu thương của mình cho chúng với suy nghĩ, ngày xưa đẻ nhiều hơn nữa điều kiện kinh tế còn khó khăn, họ không thể đáp ứng hết nhu cầu của con. Cũng chính vì thế những đứa trẻ không được nuông chiều, chúng thật sự rất nghe lời và có thể tự chơi với nhau mà không cần quá nhiều những đồ chơi hay người coi sóc.

Thế nhưng ngày nay, khi kinh thế phát triển, bố mẹ quay cuồng với công việc, không thể luôn bên con, chính vì thế các bậc phụ huynh thể hiện tình yêu thương qua việc đáp ứng mọi nhu cầu của con. Từ đó sinh ra một thói quen xấu cho trẻ đó là sẽ cảm thấy bực bội, khó chịu khi không được đáp ứng những yêu cầu của mình. Chúng trở lên rất bướng bỉnh, đôi khi là không chịu nghe lời, làm trái lại với những yêu cầu của người lớn. Điều đó thật sự không tốt chút nào. Cùng mình tìm hiểu cách cha mẹ ứng phó với trẻ bướng bỉnh.

1

5 cách cha mẹ ứng phó với trẻ bướng bỉnh hiệu quả


Thay vì việc sẽ đánh hay quát mắng con khi chúng tỏ ra bướng bỉnh thì bạn hãy thử sử dụng một số biện pháp sau đây. Bạn sẽ thấy bất ngờ về kết quả mà nó đem lại.

  1. Phớt lờ con

    Theo nghĩa đen thì đúng là như vậy. Khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời, thật chất chúng chỉ đang muốn gây ra sự chú ý với người lớn, muốn người lớn hãy lắng nghe chúng, và đương nhiên những ý kiến của chúng là: mua đồ chơi, ăn bánh kẹo, …. Và điều đó thì thật sự không tốt nếu lúc nào bạn cũng đáp ứng chúng phải không nào.

    Lúc này thay vì quát nạt hãy phớt lờ điều đó, coi như bạn chưa hề nghe thấy những yêu cầu ấy. Sau sự hờn dỗi mà không được ai đáp trả, bé sẽ nhận ra yêu cầu của mình sẽ không được đáp ứng. Chúng sẽ nhanh chóng chuyển sang vấn đề khác và quên ngay những điều mà chúng đang ăn vạ.

  2. Giúp bé tự lập
    Hãy để bé tự làm việc của mình
    Hãy để bé tự làm việc của mình

    Việc phụ huynh dạy bé tự lập sẽ khiến bé tự nhiên không còn bướng bỉnh, bởi khi đó chúng nhận thức được điều mà chúng nên và cần phải làm. Hãy để bé tự ăn cơm, tự cầm đũa, thìa,… khi bạn coi bé như một người trưởng thành, bé sẽ có cảm giác như được coi trọng và cảm thấy “Nếu mình còn bướng bỉnh, nhõng nhẽo thì mình thật đúng là trẻ con”. Bởi tâm lý thích được làm người lớn, thích được người lớn coi trọng cái tôi của mình, bé sẽ trở lên có trách nhiệm với bản thân hơn.

  3. Giữ vững lập trường

    Việc trong gia đình có một người nghiêm khắc dạy dỗ, một người luôn sót sa nuông chiều sẽ khiến bé ỷ lại, và không còn cảm thấy sợ hay muốn nghe lời người khác. Bởi bé biết dù mình có gây lỗi gì, hay có bướng bỉnh đến mức nào cũng sẽ có người đứng sau “chống lưng”, đứng về phía bé, chiều theo mọi yêu cầu của bé. Hãy dừng ngay việc này lại.

    Dù bạn có muốn nuông chiều bé thì hãy chọn thời điểm thích hợp, không phải là lúc mà một người dạy dỗ một người chạy vào can, nói đỡ cho bé, điều đó càng khiến bé được đà mà làm tới. Hãy cùng dạy cho bé trở lên tốt hơn, ngoan hơn, tự giác hơn bằng những phương pháp dạy dỗ phù hợp. Đừng dùng roi vọt, hãy dùng những lời lẽ sâu lắng, súc tích để phân tích, dạy dỗ bé. Hãy nhớ, đòn roi chỉ khiến bé trở nên lỳ đòn hơn mà thôi.

  4. Động viên bé
    Nói lời động viên trẻ
    Nói lời động viên trẻ

    Trẻ con, chúng thật sự hiếu động, đó mới là điều tốt. Bởi khi một đứa bé quá ngoan, quá nghe lời, chúng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm khá cao. Vì thế đừng quá ngăn cản khi chúng có chút hiếu động. Tuy nhiên hãy dạy bé chơi trong quy luật nhất định. Ví dụ hãy biết xu dọn đồ chơi sau khi đã chơi xong, hay sau khi ăn bánh hãy biết bỏ vỏ vào đúng nơi quy định là sọt rác,… Hãy động viên bé bằng những câu khen ngợi: con thật ngoan, thật tốt khi con đã dọn dẹp đồ chơi của mình giúp mẹ, … hãy cho bé cảm giác tự hào, cảm giác được coi trọng khi đã dọn dẹp đống chiến chiến trường mà chính chúng đã bày ra, ….

    Hãy kể cho bé những câu chuyện mà đánh vào tâm lý của chúng, những câu chuyện về sự tự giác, tính trách nhiệm hay sự ngăn lắp gọn gàng,… bé sẽ muốn trở thành những người trong câu chuyện mà các bạn kể. Điều đó thật tuyệt phải không nào.

  5. Ngoài ra còn có một vài tips nhỏ cho bạn khi bé bướng bỉnh
    • Đừng quát mắng bé, bé sẽ bị ám ảnh về tinh thần.
    • Khi bé bướng bỉnh, hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt bé, và nói chuyện với bé
    • Đừng dọa nạt trẻ
    • Đừng nói dối trẻ
    • Duy trì giọng nói khi nói chuyện về những hành vi của bé
    • Hãy thực hiện biện pháp “Naughty chair”. Bé sẽ chỉ được hoạt động ở trên chiếc ghế đó và suy nghĩ về những hành động của mình trong khoảng thời gian mà bạn quy định. Nếu bé đi khỏi chiếc ghế thì bé sẽ bị lặp lại việc này thêm một lần nữa và thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn. Khi trẻ nhận ra lỗi của mình, hãy tha thứ và ôm chúng vào lòng để chúng biết được “khi con nhận ra lỗi sai của mình, bố mẹ vẫn sẽ yêu thương, bên con và tha thứ cho con”.

2

Lời kết


Trên đây là một vài phương pháp cho cha mẹ ứng phó với trẻ bướng bỉnh. Hãy thử sử dụng chúng và đón chờ kết quả nhé. Mình đảm bảo điều này sẽ tốt hơn việc quát mắng hay cho chúng đòn roi.

Hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé !!!

We will be happy to hear your thoughts

      Bình Luận

      Logo
      Enable registration in settings - general