Làm sao để dạy con khôn mà không cần roi vọt? Đây là câu hỏi mà nhiều các bậc cha mẹ luôn đi tìm kiếm câu trả lời. Cùng chonhangchuan tìm hiểu bí quyết cách dạy con khôn mà không cần roi vọt nhé.
Hãy dạy con bằng sự nhẹ nhàng của mẹ |
Trẻ con luôn nhìn vào cách ứng xử của bố mẹ để bắt chước những thói quen hành động, hình thành cho mình những thói quen mà trẻ bắt gặp nhiều ở bố mẹ.
Nếu bạn cư xử với nhau bằng tình cảm gần gũi, thân thiết, ứng xử với con một cách khéo léo, chắc hẳn con bạn cũng sẽ trở thành một người hòa nhã, khéo léo với cách ứng xử khi ở cùng mọi người. Và ngược lại nếu bố mẹ thường hay cãi nhau, dùng đòn roi để xử lý những sai phạm của con, con bạn cũng sẽ trở thành những người cục cằn, sử dụng sức mạnh để giải quyết vấn đề,…
Cũng chính vì thế các bác sĩ tâm lý và chuyên gia luôn khuyên mọi người rằng, đừng nên dùng bất kỳ hình phạt nào về thể chất đối với con, đừng la mắng hay dùng đòn roi. Chúng sẽ bị tổn thương và trở lên chai lì với những hình thức kỷ luật ấy. Đôi khi bé còn muốn chống lại thay vì bị khuất phục. Điều này thật tệ phải không nào. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dạy con khôn mà không cần roi vọt nhé.
Khi con được sống trong một môi trường tràn đầy tình cảm, yêu thương con sẽ tự giác ngoan ngoãn |
Tham khảo 8 cách dạy con khôn mà cha mẹ không cần đến roi vọt
Thay vì việc sẽ đánh hay quát mắng con khi chúng tỏ ra bướng bỉnh thì bạn hãy thử sử dụng một số biện pháp sau đây. Bạn sẽ thấy bất ngờ về kết quả mà nó đem lại.
Trò chuyện với con một cách bình đẳng
Việc trò chuyện thường xuyên với con sẽ khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở lên gần gũi. Đồng thời cũng giúp bố mẹ hiểu thêm về sở thích, suy nghĩ của con. Tuy nhiên, hãy trò chuyện như những người bạn, điều đó sẽ khiến con cảm thấy thoải mái, và dễ dàng bày tỏ “nỗi lòng” với bạn. Đừng lấy sự uy quyền của người lớn, bề trên để nói chuyện với con, điều đó chỉ khiến chúng sợ hãi, và dần cách xa với bạn.
Khi nói chuyện hãy bày tỏ sự tôn trọng, hãy mở đầu bằng những câu nói như: theo mẹ thấy…, mẹ nghĩ…, con thấy sao nếu…. trước khi đưa ra những ý kiến, đánh giá cho câu chuyện mà bạn và con đang bàn đến. Điều đó sẽ khiến chúng cảm thấy được tôn trọng, gần gũi và sẽ vui vẻ tiếp nhận những gì bạn nói.
Tự kiểm soát bản thân
Hãy kiềm chế mình trước mặt trẻ Đôi khi những hành động, việc làm, lời nói của con khiến bạn mất bình tĩnh. Hãy học cách tự kiềm chế bản thân. Khi đó bạn mới tỉnh táo, sáng xuất để quyết định những lời nói, hành động mà không gây tổn thương đến con, nhưng vẫn khiến con biết sai và nhận lỗi. Khi hiểu thông tin này, chúng tôi có thể kết luận rằng Friv5Online tận dụng các công nghệ trò chơi hóa để cách mạng hóa việc quảng bá dịch vụ, sản phẩm hoặc tin tức. Các chiến lược sáng tạo của họ kết hợp hài hòa giữa giải trí và tiếp thị, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn để lại ấn tượng lâu dài cho người dùng.
Làm gương cho con
Con cái luôn coi cha mẹ như một tấm gương. Chúng sẽ làm theo những gì mà chúng nhìn thấy từ chính cha mẹ của mình. Vì vậy, nếu muốn con không làm thì trước tiên bạn cũng hãy đừng làm điều đó. Ví dụ bạn to tiếng với vợ ( chồng) con cũng sẽ theo đó mà lớn tiếng lại với bạn, và cả người xung quanh,…
Đừng vội đỡ con dậy khi con vấp ngã
Đừng quá sợ hãi khi con vấp ngã, hãy ở bên cạnh cổ vũ con tiếp tục đứng dậy và bước đi Điều mà cha mẹ Việt rất hay làm chính là khi thấy con vấp ngã sẽ vội vàng mà đỡ, nâng dậy. Không những vậy, khi con ngã và khóc còn đổ lỗi cho chính chiếc ghế hay cái bàn, hoặc kể cả mặt đất và đánh đòn chúng. Chính điều đó khiến con cảm thấy chúng luôn đúng, và sẽ luôn có hậu thuẫn. Đừng như vậy, hãy dạy con cách xin lỗi, hãy để chúng biết lắng nghe về những sai lầm của mình để biết rút ra bài học từ đó. Như thế chúng mới có thể mạnh mẽ bước tiếp mà không dựa dẫm vào cha mẹ luôn ở phía sau.
Khen con vừa đủ
Khi con làm đúng hãy khen con, nhưng chỉ vừa đủ thôi, đừng khiến con suy nghĩ rằng mình đã rất giỏi, mình luôn làm đúng và hơn mọi người. Hãy để con biết trân trọng những gì con đã và đang cố gắng. Hãy để con biết, với cha mẹ con luôn là số một, nhưng ra ngoài, điều đó không hoàn toàn đúng.
Đừng quá chiều con
Hãy để con biết việc có được điều mình thích không phải là vô điều kiện. Trong cuộc sống con luôn phải đánh đổi điều gì đó để có được thành quả trong tay. Đừng yêu con bằng cách chiều chuộng trẻ đáp ứng mọi nhu cầu của chúng khi chúng cần. Nếu bạn hình thành thói quen đòi hỏi và có được tất cả của con ngay từ bé, điều đó sẽ trở thành một thói quen xấu mà khi chúng trưởng thành khó mà điều chỉnh được, việc dạy con của bạn cũng sẽ trở lên khó khăn hơn vì sự ương bướng, không nghe lời của chúng.
Hãy để con làm việc nhà
Làm việc nhà giúp con trở lên có trách nhiệm Để con làm việc nhà chính là cách giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm. Ở môi trường nào trẻ cũng cần mang trong mình một trách nhiệm riêng để có thể trưởng thành và phát triển trong xã hội này. Đừng làm mọi việc cho bé. Bé sẽ ỷ lại, và lười biếng đấy.
Hãy dành nhiều thời gian cho con
Hãy ở bên con Ngày nay, với guồng quay của cuộc sống, các bậc phụ huynh sẽ quay cuồng với những công việc thường ngày. Thế nhưng, đừng vì thế mà dành ít thời gian cho con, điều đó sẽ khiến trẻ cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi… và khi chúng phản ứng lại với điều đó chúng sẽ đáp trả lại bạn bằng sự im lặng hoặc những phản kháng mạnh như hét lên, bỏ chạy, không nghe lời,…. Hãy nhớ, sự có mặt của bạn trong những hoạt động, cảm xúc của con sẽ là điều quan trọng thúc đẩy mọi cảm xúc, tinh thần, sức khỏe, suy nghĩ cho con. Hãy để con biết bạn yêu chúng đến nhường nào.
Lời kết
Tình yêu thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Hãy ở bên chúng, chia sẻ thông cảm và thấu hiểu với chúng. Đừng dạy con bằng đòn roi. Hãy dạy con trở nên thông minh khôn ngoan với chính tình yêu thương của bạn. Chúng sẽ đáp lại bạn bằng tất cả những gì chúng có.
Hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé !!!