✅ Chứng thư số là gì? Chứng thư số và chữ ký số khác nhau như thế nào? Đây là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Đặc biệt là với khối doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức đang sử dụng chứng thư số. Hãy cùng Chonhangchuan tìm hiểu chi tiết về chứng thư số và sự khác nhau giữa chứng thư số với chữ ký số qua bài viết dưới đây nhé.
Chứng thư số là gì?
Chứng thư số hiện nay được sử dụng rất phổ biến đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Hiểu một cách đơn giản, chứng thư số là một loại chứng thư dưới dạng dữ liệu điện tử. Loại chứng thư này được cung cấp bởi 1 đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số. Qua đó giúp xác minh danh tính của doanh nghiệp/cá nhân/tổ chức khi sử dụng chữ ký điện tử.
Hiện nay, chứng thư số có rất nhiều vai trò quan trọng, như một loại chứng minh thư, hộ chiếu. Tuy nhiên, chứng thư số sẽ giúp xác minh danh tính của người dùng trên môi trường dữ liệu điện tử. Vậy, có thể hiểu rằng, chứng thư số là thông tin chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của một chữ ký số, được sử dụng bởi tổ chức hay cá nhân.
Chứng thư số gồm những nội dung nào?
Để hiểu hơn về chứng thư số là gì, bạn cần nắm rõ các nội dung có trong một chứng thư số. Hiện nay, hầu hết các loại chứng thư số đều có dạng một cặp khóa, được mã hóa dữ liệu. Các dữ liệu được mã hóa thường là thông tin công ty hay mã số thuế của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch, nghiệp vụ trên môi trường điện tử, các tài liệu này sẽ được sử dụng. Một số giao dịch thường dùng đến chứng thư số có thể kể tới như: kê khai thuế trực tuyến, khai báo hải quan, hóa đơn điện tử…
Mã khóa của chứng thư số sẽ là một dãy các số 0 và 1 (dãy nhị phân). Các dãy số sẽ gồm 2 loại khóa:
- Khóa bí mật: được sử dụng để tạo chữ ký số
- Khóa công khai: được sử dụng để kiểm tra khóa bí mật tương ứng. Hay nói cách khác, khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật.
Khi lập chứng thư số, cần có đầy đủ các nội dung:
- Tên đơn vị/cá nhân/chủ sở hữu
- Số hiệu/số seri của chứng thư số
- Thời hạn/hiệu lực sử dụng
- Tên tổ chức thực hiện chứng thực chứng thư số và chữ ký chứng thực của tổ chức đó
- Mục đích và các quy định giúp hạn chế vi phạm trong quá trình sử dụng chứng thư số.
- Trách nhiệm của tổ chức cung cấp chứng thư số/chứng thực chữ ký số
- Một số nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn sử dụng chứng thư số
Sau khi đã tìm hiểu chứng thư số là gì, có thể hiểu, chứng thư số là một loại “chứng minh thư” của tổ chức/đơn vị và được sử dụng trên môi trường internet. Do đó, giống như chứng minh thư thông thường, chứng thư số cũng có thời hạn sử dụng và thời hạn có hiệu lực.
Chứng thư số do một tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số/chứng thực chữ ký số cung cấp. Chức năng chính của chứng thư số là để nhận diện một cá nhân/tổ chức. Do đó, khi sử dụng chứng thư số, bạn cần đảm bảo chứng thư số này vẫn còn thời hạn có hiệu lực. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn sử dụng chứng thư số như sau:
- Thời hạn có hiệu lực là 20 năm đối với các loại chứng thư số được cung cấp bởi tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ.
- Tối đa 05 năm với chứng thư số của một thuê báo mới.
- Tối đa 03 năm với chứng thư số đã sử dụng và được gia hạn.
Phân biệt chứng thư số và chữ ký số
Hiện nay, chứng thư số và chữ ký số rất phổ biến đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã hiểu chứng thư số là gì, nhiều người dùng vẫn thường có sự nhầm lẫn giữa chứng thư số và chữ ký số. Vậy chữ ký số và chứng thư số khác nhau ra sao?
Về khái niệm
Chữ ký số được hiểu là chữ ký điện tử, được sử dụng trên môi trường internet. Chữ ký số cũng có giá trị như chữ ký truyền thống, được sử dụng từ trước đến nay. Loại chữ ký điện tử này có tác dụng xác định quyền, nghĩa vụ và vai trò của cá nhân/tổ chức đối với văn bản vừa được ký số.
Trong khi đó, chứng thư số được hiểu như một loại căn cước công dân/ hộ chiếu của một cá nhân/tổ chức sử dụng chữ ký số. Chứng thư số sẽ giúp xác minh danh tính của chủ thể ký số này. Chứng thư số sẽ công khai các thông tin của người dùng theo tiêu chuẩn X509 và theo các quy định của pháp luật.
Chức năng
Chữ ký số được sử dụng rất nhiều trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Thay vì ký tay bằng phương thức truyền thống, doanh nghiệp sẽ thực hiện ký số. Điều này vẫn đảm bảo đối tác/khách hàng biết người gửi là ai và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Trong khi đó, chữ ký số được sử dụng xác minh chữ ký số đang sử dụng. Thông qua chứng thư số, người dùng có thể biết được tên người dùng, số hiệu chứng thư số, hiệu lực, thời hạn sử dụng… Từ đó nhận diện các cá nhân/tổ chức.
Phí sử dụng
Phí sử dụng chữ ký số sẽ phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Chữ ký số dùng cho cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức? Đồng thời, tùy vào số năm sử dụng và loại chữ ký số mà mức phí sử dụng cũng có sự khác biệt.
Khác với chữ ký số, khi dùng chứng thư số, bạn sẽ phải trả mức phí tùy thuộc vào mức giá do nhà cung cấp đưa ra. Mức phí sử dụng chứng thư số mới đăng ký cũng sẽ khác với chứng thư số gia hạn.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm chứng thư số. Từ đó có câu trả lời cho câu hỏi: chứng thư số là gì và có vai trò thế nào? Hãy tránh nhầm lẫn giữa chứng thư số và chữ ký số để việc sử dụng hiệu quả hơn nhé!