Bạn có thói quen hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng? Nhưng bạn không biết rằng không phải cái gì cũng có thể đặt trong lò vi sóng. Có những thực phẩm nếu để trong lò vi sóng có khi sẽ trở thành chất độc ngầm đi vào cơ thể bạn.
Những loại thực phẩm nào không nên bỏ vào lo vi sóng? |
Nếu bạn đang thắc mắc xem thực phẩm nào không thể bỏ vào lò vi sóng thì hãy tham khảo những chia sẻ mình tìm hiểu được về 6 thực phẩm không nên đặt trong lò vi sóng để bảo vệ chính bạn và gia đình bạn nhé!
Danh sách 6 loại thực phẩm không nên sử dụng với lò vi sóng
Trứng
Cho trứng vào lò vi sóng sẽ gây nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi khiến cho trứng bị nổ.
Trứng sẽ bị nổ trong lò vi sóng Khi cho trứng sống vào lò vi sóng, lòng trắng và lòng đỏ chứa nhiều nước bị làm nóng nhanh và giãn nở mạnh; trong khi kích thước của vỏ trứng không thay đổi là bao. Nhiệt sinh ra nhanh chóng trong quả trứng sẽ tạo nên một áp suất từ trong hướng ra ngoài vỏ, khiến những lớp bao ngoài không kịp giãn nở theo nên sẽ gây nổ. Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nổ lốp bốp, thậm chí áp lực lớn còn gây nổ, mất an toàn.
Nếu muốn luộc trứng bằng lò vi sóng thì có thể dùng tô thủy tinh, sứ chuyên dụng đổ nước pha thêm chút muối và thả trứng sao cho ngập nước. Hỗn hợp nước và muối được sóng vi ba làm nóng sẽ sinh nhiệt giúp trứng nóng đều không gây nổ.
Với trường hợp trứng đã chín cũng có thể bị nổ khi cho vào lò vi sóng, bởi trong lòng đỏ và trắng vẫn chứa nhiều nước.
Thịt
Thịt sẽ bị nửa sống nửa chín đó Chúng ta có thói quen rã đông thịt bằng lò vi sóng mỗi khi thiếu thời gian, tuy nhiên việc này không hề được khuyến khích. Rã đông thịt bằng lò vi sóng sẽ khiến bên ngoài thịt bị chín, còn bên trong vẫn đóng băng. Giải pháp tốt nhất là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đông xuống ngăn mát và để qua đêm nếu hôm sau bạn muốn ăn thịt.
Thức ăn đông lạnh sau khi rã đông có thể bị nhiễm khuẩn dễ dàng. Hãy chế biến thức ăn đông lạnh ngay sau khi rã đông chúng bằng lò vi sóng để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Sữa mẹ
Dễ làm bé bị bỏng do nhiệt độ cao Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng có thể khiến sữa nóng không đều, khiến trẻ bị bỏng. Bên cạnh đó, một số protein tăng cường miễn dịch trong sữa mẹ có thể bị phá hủy. Để đảm bảo giữ lại đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt nhất là bạn nên đặt chai sữa mẹ trong một cốc nước ấm. Khi chai sữa đạt đến nhiệt độ phòng nghĩa là sữa mẹ đã an toàn để sử dụng.
Nấm
Gây đau bụng và đầy hơi Nếu bạn dùng lò vi sóng làm nóng món nấm còn thừa từ tối hôm qua, các thành phần protein của nấm sẽ thay đổi, gây đau bụng, đau dạ dày và đầy hơi. Thế nhưng nếu bạn vẫn muốn ăn món này, hãy hâm nóng với nhiệt độ không quá 70 độ C, hoặc tốt nhất là cho nấm vào làm sốt mì ống hoặc làm salad.
Nấm không phải là loại thực phẩm có thể hâm nóng. Nấm có thể gây khó chịu cho dạ dày khi hâm nóng lại do các vi chất dinh dưỡng trong chúng, vì vậy bạn tốt nhất nên tiêu thụ hết lượng nấm ngay sau khi nấu chín.” Vi khuẩn cũng có thể phát triển trên nấm nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng.
Khoai tây
Khoai tây không ăn đúng cách sẽ bị ngộ độc “Khoai tây có thể gây ngộ độc thực phẩm khi được hâm nóng nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi được nấu chín lần đầu tiên” Brigitte Zeitlin cho biết. Để nguội khoai tây ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum, tác nhân gây bệnh ngộ độc thực phẩm, phát triển.
Vì vậy tốt nhất là để khoai tây trong tủ lạnh ngay sau khi nấu chín nếu bạn chưa muốn ăn ngay. Hâm nóng khoai tây trong lò vi sóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe.
Trái cây
Trái cây sẽ bị mất dưỡng chất Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng có trong trái cây gần như mất hết.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được cho nho vào lò vi sóng, bao gồm cả nho tươi và cả nho khô. Khi cho thực phẩm này vào lò vi sóng, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Đồng thời, nho bị cháy sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng.
Giống như trứng, các loại trái cây chứa rất nhiều nước trong lớp vỏ kín. Nhiệt độ và áp suất trong lò có thể gây nổ. Khi chế biến các món ăn cần nướng, làm nóng trái cây, hãy chắc chắn rằng bạn thái lát chúng hoặc tách lớp vỏ, hạt của các loại quả mọng.
Lời kết
Trên đây là danh sách 6 thực phẩm không nên đặt trong lò vi sóng mà bạn cần lưu ý. Hãy cẩn thận để bảo vệ bạn và gia đình nhé!
Hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé !!!