10 điều mẹ cần lưu ý khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Rate this post

Thời điểm bé bắt đầu chuẩn bị ăn dặm là thời điểm khá quan trọng giúp bé chuyển từ chỉ bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính sang các thực phẩm khác cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển. Đây là thời điểm khá nhạy cảm cho bé, vì vậy mẹ cần phải cực kỳ thận trọng trong việc chuyển giai đoạn từ bú sữa mẹ sang ăn dặm của bé. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm khá quan trọng cho sự phát triển của trẻ các mẹ chú ý nhé
Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm khá quan trọng cho sự phát triển của trẻ các mẹ chú ý nhé

Sau đây là 10 điều các mẹ cần quan tâm, lưu ý khi trẻ vừa bắt đầu ăn dặm, hãy thực hiện đúng để bé yêu được phát triển khỏe mạnh, thông minh giai đoạn đầu đời nhé.

1

10 điều quan trọng cần lưu ý khi trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm

  1. Vẫn cho bé sử dụng sữa mẹ, sữa ngoài khi trẻ đã ăn dặm
    Vẫn cho bé sử dụng sữa ngoài hoặc sữa mẹ khi đã cho bé ăn dặm
    Vẫn cho bé sử dụng sữa ngoài hoặc sữa mẹ khi đã cho bé ăn dặm

    Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, đây chỉ là thời điểm bắt đầu vì thế bé không thể sử dụng được nhiều, các loại thức ăn mà bé nạp vào cơ thể không đủ để cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể bé. Vì thế mẹ vẫn cần phải chú ý cho bé bú đủ bữa để bé không bị đói, phát triển đều đặn.

  2. Thời điểm tập cho bé ăn dặm là khi bé được khoảng 4 đến 5 tháng tuổi

    Giai đoạn này chủ yếu là để cho bé tiếp cận với mùi vị khác nhau ngoài sữa, đồng thời cũng học cách ăn mới không chỉ là bú.

    Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm sau đây, hoặc bạn cũng có thể xin ý kiến từ những người đi trước để có được những kinh nghiệm cho con ăn dặm bổ dưỡng nhất, tốt nhất cho các bé.

  3. Phải thật kiên nhẫn
    Hãy kiên nhẫn với bãi chiến trường của bé
    Hãy kiên nhẫn với bãi chiến trường của bé

    Việc tập cho bé ăn dặm sẽ tốn khá nhiều thời gian trong ngày, và đòi hỏi bạn cần kiên nhẫn. Bởi có những bé khi gặp mùi lạ (khác sữa) bé sẽ cảm thấy khó chịu, không muốn ăn, ngọ nguậy không chịu cho mẹ đút vào miệng, đổ tràn ra ngoài,… Điều đó chắc hẳn sẽ khiến bạn bực mình. Nhưng hãy từ từ, mọi thứ cần có thời gian, hãy nhớ, bạn cũng đã từng trải qua thời kì này và mẹ bạn cũng đã phải kiên nhẫn như thế nào.

    Hãy làm quen với bãi chiến trường mà bé sẽ bày ra khi bạn tập cho bé ăn dặm. Hãy chuẩn bị sẵn một tấm thảm dưới ghế cho bé. Nó sẽ giúp bạn hứng những thứ mà bé làm rơi bãi, bớt cho bạn một chút việc xu dọn.

  4. Hãy bắt đầu thử với ngũ cốc chứa nhiều chất sắt dành cho trẻ

    Việc sử dụng ngũ cốc chỉ đơn thuần là một món ăn giúp bé dễ nuốt. Đừng tìm kiếm loại ngũ cốc nhiều đường, hãy tìm mua loại ngũ cốc dành riêng cho trẻ ăn dặm như vậy bé sẽ không bị khó tiêu khi đột ngột nạp vào cơ thể quá nhiều đường.

    Ngoài ra bạn cũng có thể trộn ngũ cốc cùng sữa để giảm thiểu tối đa sự khác biệt về vị cho bé.

  5. Tiếp theo hãy sử dụng các loại rau củ
    Thêm rau củ vào bữa ăn dặm của bé
    Thêm rau củ vào bữa ăn dặm của bé

    Sử dụng các loại như khoai lang, bí đỏ, đậu hà lan, khoai tây, cà rốt, dưa,….. Đối với các loại rau củ, bạn phải làm chín, nghiền nát để bón cho bé. Ban đầu chỉ sử dụng một chút một cho bé quen mùi rồi dần dần mới tăng lượng thực phẩm lên.

    Bạn có thể kết hợp vài loại rau củ với nhau cho bé đỡ ngán.

  6. Sau khi sử dụng rau củ hãy cho bé ăn các loại trái cây
    Cũng như rau củ hãy nghiền nát ra cho bé ăn
    Cũng như rau củ hãy nghiền nát ra cho bé ăn

    Việc sử dụng các loại trái cây như táo, lê, bơ, chuối, dâu tây,…sẽ giúp bé có thêm vị giác, cảm nhận thêm được nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau.

    Lưu ý hãy để bé sử dụng rau trước, vì rau có vị khá nồng và nhạt, nếu bạn để bé sử dụng quen hoa quả, có vị ngọt và thơm, bé sẽ chán và không chịu ăn rau.

  7. Hãy để bé có thời gian làm quen với thức ăn mới

    Khi chuyển từ chất lỏng sang chất đặc sẽ khiến bé bị lạ lẫm và không muốn ăn. Hãy để bé tập dần từng chút một, làm quen với những trải nghiệm mới rồi mới có thể tiếp tục với những lượng thức ăn nhiều hơn.

  8. Tránh cho đường, mật ong vào sữa của bé

    Hệ tiêu hóa của bé còn rất kém, vì thế sẽ gặp trở ngại khi bé không thể tiêu hóa được lượng chất này ngay, gây tình trạng ngộ độc cao. Vì thế các mẹ cần cực kỳ lưu ý vấn đề này, tránh các vấn đề có thể gây nguy hại cho bé.

  9. Khi bé không muốn ăn hãy ngừng lại

    Bé sẽ nhè thức ăn trở lại khi bạn cố gắng đút đồ vào miệng chúng trong khi chúng không muốn ăn. Hoặc chúng sẽ mím môi, ngọ nguậy đầu, khóc ré lên, … Đừng quá nóng vội mà bắt bé ăn nhiều ngay từ đầu kể cả khi chúng đói, hãy cho chúng thêm thời gian. Cũng đừng quá ép bé phải ăn những món mình không thích. Hãy thử cho bé ăn nhiều lần vào nhiều thời điểm. Bé không ăn có thể chỉ vì lạ miệng, đừng ép bé phải ăn ngay. Hãy để bé thử lại vào một thời điểm khác, khi bé đã sẵn sàng tiếp nhận món ăn ấy.

  10. Cho bé ăn bằng tay
    Đừng ngại cho trẻ ăn bằng tay
    Đừng ngại cho trẻ ăn bằng tay

    Khi bé được khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể xác định được đồ ăn và cầm chúng trên tay, hãy để bé tự ăn bằng tay những món ăn như chuối chín, ngũ cốc khô, trứng, phô mai,… Đừng để bé sử dụng những thực phẩm cứng khó nhai, khó tiêu hóa như kẹo, xúc xích, nho khô, … Những món ăn đó có thể khiến bé bị nghẹn, ngạt thở, …

2

Lời kết


Trên đây là 10 điều cần lưu ý khi trẻ bắt đầu ăm dặm, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu còn có thêm những thắc mắc nào khác, hay vẫn còn đắn đo hãy đến và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những chuyên gia dinh dưỡng, chắc hẳn bạn sẽ yên tâm hơn nhiều. Chúc các mẹ thành công!

Hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé !!!

We will be happy to hear your thoughts

      Bình Luận

      Logo
      Enable registration in settings - general