✅ Hiện nay, chữ ký số đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Thậm chí, trong nhiều giao dịch điện tử, chữ ký số là một bước bắt buộc. Vậy chữ ký số là gì? Căn cứ pháp lý và công dụng của chữ ký số ra sao? Hãy cùng Chonhangchuan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chữ ký số là gì? Một số khái niệm quan trọng
Khái niệm chữ ký số
Để hiểu rõ hơn về chữ ký số, bạn cần hiểu chữ ký số là gì. Hiểu một cách đơn giản, chữ ký số là chữ ký dưới dạng điện tử. Khác với chữ ký tay truyền thống, chữ ký số được mã hóa dưới dạng thông điệp dữ liệu, dùng các mật mã không đối xứng. Vì thế, người dùng sẽ sử dụng chữ ký này trong các giao dịch điện tử.
Hiện nay, chữ ký số còn được biết đến với tên gọi khác là Token điện tử. Mỗi chữ ký của doanh nghiệp sẽ có các đoạn mã khác nhau để phân biệt và sử dụng các thông tin khác nhau của người dùng.
Một số khái niệm quan trọng liên quan tới chữ ký số
Bên cạnh việc tìm hiểu chữ ký số là gì, bạn cũng cần lưu ý một số khái niệm quan trọng khác như:
- ✅ Khóa bí mật: được sử dụng để tạo ra chữ ky số
- ✅ Khóa công khai: được sử dụng để kiểm tra chữ ký số. Mỗi khóa công khai sẽ tương ứng với một mã bí mật tương ứng, tạo thành một cặp. Đồng thời, mã công khai cũng được tạo bởi khóa bí mật.
- ✅ Ký số: là việc người sử dụng đưa khóa bí mật vào chương trình để tự động ký số.
- ✅ Người ký: người sở hữu chữ ký số, dùng khóa bí mật của mình để thực hiện ký trực tuyến trên các giao dịch điện tử. Chữ ký số được ký sẽ có tên người sở hữu.
- ✅ Người nhận: là các tổ chức/cá nhân nhận được thông điệp dữ liệu do người ký ký số. Sau đó, các tổ chức sẽ sử dụng chứng thư số của người ký số để đảm bảo đúng người ký trước khi tiến hành các giao dịch điện tử.
Căn cứ pháp lý của chữ ký số
Sau khi đã tìm hiểu chữ ký số là gì, nhiều người sẽ thắc mắc: vậy chữ ký số có giá trị pháp lý hay không? So với chữ ký truyền thống, chữ ký số có được pháp luật công nhận? Hiện nay, chữ ký số đang sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và các giao dịch điện tử. Do đó, để đảm bảo sự minh bạch và đảm bảo quyền/nghĩa vụ của các bên tham gia, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Hiện nay, chữ ký số đang được điều chỉnh bởi:
- ✅ Luật giao dịch điện tử 2005
- ✅ Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số
Tại điều 3, khoản 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã giải thích rõ chữ ký số là gì. Theo đó, “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng”. Chữ ký số phải được bảo mật để sử dụng trong các giao dịch điện tử. Vậy những công dụng cụ thể của chữ ký số là gì?
Công dụng của chữ ký số
Trong công cuộc chuyển đổi số, chữ ký số được sử dụng để thay thế cho các hình thức ký tay truyền thống. Đây là phương thức ký mới, sử dụng để ký những văn bản quan trọng trên môi trường điện tử. Chữ ký số có nhiều công dụng nổi bật như:
- Thay thế phương thức ký tay truyền thống khi giao dịch thương mại điện tử. Qua đó giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Chữ ký số của cá nhân có giá trị tương tự pháp lý như chữ ký tay.
- Với các tổ chức/doanh nghiệp, chữ ký số có thể thay thế con dấu và chữ ký tay của người đại diện pháp luật của tổ chức/doanh nghiệp đó.
- Có thể sử dụng chữ ký số để ký vào email, xác nhận giao dịch với khách hàng/đối tác trên môi trường điện tử.
- Chữ ký số giúp người dùng có thể nhanh chóng đầu tư chứng khoán, mua hàng trực tuyến, chuyển tiền online… Tất cả các giao dịch đều đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Trong lĩnh vực thuế điện tử, các doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký số để kê khai thuế trực tuyến. Thay vì in ấn giấy tờ, nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Giờ đây, doanh nghiệp có thể nhanh chóng kê khai online, giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chữ ký số để thông quan trực tuyến, đóng bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng điện tử…
Chữ ký số có bắt buộc không?
Chữ ký số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch, trao đổi thông tin dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đồng thời, đảm bảo thực hiện hiệu quả, bảo mật. Vậy sau khi đã tìm hiểu chữ ký số là gì và các công dụng của chữ ký số, bạn cũng cần hiểu rõ, chữ ký số có bắt buộc phải sử dụng hay không.
Theo quy định hiện hành, không phải tất cả các giao dịch điện tử đều phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, có một số giao dịch bắt buộc, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải sử dụng phương thức ký số. Đó là:
Kê khai và nộp tờ khai và nộp thuế điện tử
Theo quy định tại điều 17, luật Quản Lý Thuế 2019, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử nếu đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Khi kê khai, nộp thuế điện tử, người nộp thuế sẽ sử dụng chữ ký số.
Sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định tại khoản 1 và 2 điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC: hóa đơn điện tử phải sử dụng chữ ký số theo quy định pháp luật của người bán. Người mua nếu là đơn vị kế toán cũng phải sử dụng chữ ký số theo quy định.
Tại khoản 2, điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các đơn vị/ tổ chức khi sử dụng hóa đơn điện tử phải sử dụng chữ ký số. Hóa đơn điện tử có thể dùng khi mua bán hàng hóa/dịch vụ theo quy định pháp luật.
Kê khai Bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại diều 4, Quyết định số 838/QĐ-BHXH, tổ chức/cá nhân phải có chữ ký số hợp pháp khi kê khai BHXH điện tử. Việc sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực này được gọi chung với tên gọi là ký điện tử.
Có thể thấy, chữ ký số hiện đang có nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các giao dịch, kê khai trên môi trường điện tử. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu chữ ký số là gì và các công dụng của chữ ký số. Hãy lựa chọn các nhà cung cấp uy tín để việc sử dụng chữ ký số hiệu quả, đảm bảo bảo mật nhé. Chúc bạn thành công!