Cha mẹ ly hôn làm sao để con tránh khỏi cú sốc tâm lý

Rate this post

Ngày nay việc kết hôn trở nên rất dễ dàng và phổ biến. Không còn sự gò ép từ gia đình, những quy củ của làng xóm. Không còn quá quan trọng về vấn đề tiền bạc,… bây giờ cứ yêu, cứ thích là cưới. Ở đây tôi không nói là tất cả mọi người nhưng hiện tượng này trở nên phổ biến ở nhiều nơi, và nó chiếm phần đông của các cặp vợ chồng bây giờ. Cũng chính vì thế tình trạng ly hôn cũng trở thành chuyện thường ngày, không hiếm, nhất là ở những thành phố lớn. Vậy cha mẹ ly hôn làm sao để tránh khỏi cú sốc. Đây là vấn đề chúng ta sẽ bàn luận trong bài viết ngày hôm nay.

Bố mẹ ly hôn – Con phải làm sao
Bố mẹ ly hôn – Con phải làm sao ???

1

Tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng cao


Việc ly hôn giữa các cặp vợ chồng đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việc đến với nhau dễ dàng khiến các đôi vợ chồng cũng chia tay một cách dễ dàng, chỉ cần một chút bất hòa, một chút cãi cọ họ sẽ nghĩ ngay đến việc ly hôn, điều này cũng khiến khái niệm ông bố đơn thân bà mẹ đơn thân cũng được “nở rộ”.

Và nếu như chỉ là chuyện giữa 2 vợ chồng thì không nói làm gì. Nhưng nhiều những đôi vợ chồng cãi nhau, gây bất hòa m thậm chí có những hành động bạo lực với nhau ngay trước mặt con cái rồi đến cuối cùng đi đến quyết định chia tay mà không hề nghĩ đến những việc đó gây ảnh hưởng, gây tổn thương đến tâm chí non nớt của những đứa con đến thế nào. Việc đó sẽ gây đến chấn động tâm lý cho những đứa trẻ, khiến chúng tạo nên phòng bị cho những sợ sệt khi phải chứng kiến bố mẹ chúng cãi nhau, đánh nhau, và sẽ thật sự gây sốc khi bố mẹ chúng chia tay nhau….

Bố mẹ ly hôn, những đứa trẻ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều đó, cuộc sống thay đổi, tình cảm thay đổi, các mối quan hệ bị xáo trộn, môi trường sống thay đổi, thay đổi cả trường học, nơi ở,… phải thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới, trường học, bạn bè, người xung quanh …. Điều đó là quá sức với một đứa trẻ.

Từ những tâm lý đó trẻ sẽ trở nên lo âu, sợ hãi, và nặng hơn là dẫn đến trầm cảm… biểu hiện qua những biểu hiện thường ngày như chán ăn, khó ngủ, không tập trung, giảm trí nhớ, hoặc đôi khi có những biểu hiện trầm cảm muốn trở lại tuổi thơ, muốn được sự bao bọc của cha mẹ, muốn được cười đùa hạnh phúc như ngày xưa chúng tìm về những điều ấy bằng các quấy rối, khóc lóc, …vì chúng nghĩ rằng, nếu chúng như vậy sẽ lại được quan tâm lại được dỗ dành,… thật đáng thương làm sao.

Dù đã ly hôn, nhưng hãy vẫn yêu con bằng tình cha và tình mẹ
Dù đã ly hôn, nhưng hãy vẫn yêu con bằng tình cha và tình mẹ

Vậy, làm sao để con tránh được những cú sốc tâm lý khi cha mẹ ly hôn.

2

Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị trầm cảm

  • Tự kỷ: mặc dù trước đây đứa trẻ rất dễ gần, hòa đồng nhưng sau khi bố mẹ chia tay chúng trở nên im lặng, thích chơi 1 mình mình, không chịu ở với người khác, không ra ngoài chơi, chỉ thích ở trong phòng,…
  • Tăng động: từ một đứa trẻ với những hoạt động bình thường như những đứa trẻ khác, chúng trở nên nghịch ngợm, dễ nổi cáu, la hét, tất cả những hành động của chúng trở nên thái quá và dường như mất kiểm soát,…
  • Có những biểu hiện thoái lùi: tiểu dầm mặc dù trước đó thì không, hoặc đòi bú bình, đòi bế, dính người mặc dù trước đó các em đang ăn cơm, chơi đùa 1 mình và không hề quá dính người,….
  • Nói dối: chúng sẽ liên tục nói dối đau bụng, ốm, … để tránh phải đến trường, tránh tiếp xúc với người ngoài, kể cả người nhà, …
  • Hoặc trẻ đột nhiên thường xuyên mắc các hiện tượng đau đầu, khó ngủ, chán ăn, giảm trí nhớ, lo âu, sợ hãi những điều vu vơ…
Nên để ý những biểu hiện khác thường ở trẻ
Nên để ý những biểu hiện khác thường ở trẻ

3

Những biện pháp nhằm giúp con tránh cú sốc tâm lý khi cha mẹ ly hôn


Nếu các bé có những biểu hiện trên tức là việc bố mẹ ly dị đã ảnh hưởng nặng đến tâm trí bé, bạn cần can thiệp ngay bằng các biện pháp như:

  • Nhờ đến những người thân, người mà các bé tin tưởng can thiệp động viên, khích lên
  • Thường xuyên bên cạnh, giành nhiều thời gian cho con để bù đắp những tình cảm thiếu thốn của cha hoặc mẹ, khiến con không cảm thấy một mình, lạc lõng
  • Cho con biết được sự thật là cha mẹ đã ly hôn, không nói dối là 1 trong 2 người đi công tác, đi làm ở nơi xa không thể về
  • Không nói xấu đối phương: dù đã chia tay hay bị phản bội thì vẫn nên nhớ con bạn vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện suy nghĩ, trí não, chúng luôn coi bố mẹ là sự hoàn hảo nhất,.. vì vậy đừng làm lệch lạc tâm trí con, gieo vào đầu con những điều xấu của đối phương như vậy sẽ khiến hình tượng trong con bị sụp đổ, gây lên sự cảnh giác lo âu cao độ.
  • Không được cấm con tiếp xúc với đối phương bởi dù bố mẹ đã ly hôn nhưng con vẫn chỉ có bố và mẹ là 2 người duy nhất, gây áp lực khi con gặp đối phương sẽ gây lên sự phản ứng, bài xích trong tâm trí trẻ.
  • Nếu con đã rơi vào những chứng trầm cảm nặng hãy đưa con đến bác sỹ tâm lý để con được điều trị, định hướng lại đúng phương hướng cho mình,….
  • Cho con sống ở nơi con chọn, nơi mà con thấy thoải mái nhất, không gây áp lực với con bằng như câu nói: bố( mẹ) tệ lắm, hoặc nếu con muốn ở bên bố ( mẹ) thì qua đó luôn đi, ….
  • Trấn an tinh thần cho con: dù bố mẹ có chia tay nhưng con vẫn là điều tốt nhất mà bố mẹ có
  • Đã là bậc cha mẹ, hãy sống cho con mình, đừng khiến con mình trở thành nạn nhân của những sự ghen tức, đố kị, những cuộc chiến giữa bố mẹ và con là người vô tội
  • Và nếu có thể, đừng gây bất kì tổn thương nào cho con cả trước và sau khi ly hôn.
  • Và nếu có ý định ly hôn hãy ly hôn trong hòa bình.

4

Lời kết


Hy vọng với bài viết trên về việc giúp con tránh khỏi những cú sốc tâm lý khi bố mẹ ly hôn sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích, để giúp con vượt qua những khó khắn nhất định trong cuộc sống.

Hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé !!!

We will be happy to hear your thoughts

      Bình Luận

      Logo
      Enable registration in settings - general